-->

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Lễ tế đàn Nam Giao


Lễ tế đàn Nam Giao 



Đàn Nam Giao triều Nguyễn là nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ tế trời đất vào mùa xuân hàng năm, thuộc địa phận phường Trường An, thành phố Huế. Đây là đàn Nam Giao duy nhất còn hiện hữu (dù trong tình trạng không còn nguyên vẹn) ở Việt Nam, cũng là đàn tế duy nhất còn tồn tại trong số nhiều đàn tế cổ ở Huế.



Lễ tế Nam Giao là nghi lễ quan trọng bậc nhất dưới chế độ quân chủ vì chỉ nhà vua mới có quyền làm lễ tế Giao, tức là tế Trời Đất, nhằm khẳng định tính chính thống của triều đại, uy quyền của Hoàng đế tuân theo mệnh trời mà cai trị dân chúng. Do vậy, hầu như các triều đại phong kiến Việt Nam đều tổ chức lễ tế Giao và cho xây dựng đàn Nam Giao. Cũng với mục đích đó, đàn Nam Giao đã được nhà Nguyễn khởi công xây dựng vào ngày 25 tháng 3 năm 1806. Sau khi hoàn thành, vua Gia Long lần đầu tiên tổ chức lễ tế Giao tại đây vào ngày 27 tháng 3 năm 1807.



 Đàn Nam Giao đầu thế kỷ 20.



Đàn Nam Giao năm 1903



 Đàn Nam Giao đầu thế kỷ 20.



 Đàn Nam Giao đầu thế kỷ 20.



 Không ảnh đàn Nam Giao.




Thêm chú thích
Lễ tế Nam Giao năm 1927.




Lễ tế đàn Nam Giao thời vua Bảo Đại.




  Vua Bảo Đại trong kiệu rời Hoàng Thành tói Đàn Nam Giao năm 1935.



  Kỳ Đài Huế trong ngày tế lễ ở đàn Nam Giao năm 1935




 Đám rước trở về Hoàng Thành sau khi tế ở Đàn Nam Giao năm 1935.



Kiệu vua Bảo Đại rời Hoàng cung đề làm lễ tế đàn Nam Giao ở phía Nam kinh thành Huế năm 1942.



Đoàn xa giá di chuyển qua cổng Ngọ Môn.



 Toàn cảnh đám rước trên dường tới Đàn Nam Giao năm 1935.



 Các vũ công nhảy múa trên đường tới Đàn Nam Giao năm 1935.



 Long tượng dẫn đầu đám rước trên đường tới Đàn Nam Giao.

 
 
 Đám rước tới Trai Cung (Đàn Nam Giao)



Lễ tế Nam Giao - bàn thờ vọng năm 1935



 Những người cầm cờ 




 Các vũ công đánh trống trong đám rước trên đường tới Đàn Nam Giao.
 



 Kiệu vua trong đám rước trên đường tói Đàn Nam Giao.




 Vua Bảo Đại trong kiệu tới Đàn Nam Giao năm 1935.




 Đoàn xa giá rời cổng thành để đến đàn Nam Giao nằm ở ngoại ô 




 Kiệu của vua Bảo Đại di chuyển qua cầu, hai bên là hai hàng lính mặc sắc phục trắng.



 Những người lính cầm súng điểu thương gắn lưỡi lê dài trên cầu.



 Những người lính cầm súng điểu thương gắn lưỡi lê dài trên cầu




 Đoàn xa giá đi qua cổng thành.



 Đoàn xa giá di chuyển ven bờ sông Hương.


 
Xe ngựa kéo chở hoàng thân triều Nguyễn đến đàn Nam Giao.


 Kiệu vua đã ra đến vùng ngoại ô.



 Các vũ công thổi sáo trong đám rước trên đường tới Đàn Nam Giao.



 Kiệu vua hướng về đàn Nam Giao.



 Một bức ảnh cận cảnh vua Bảo Đại ngồi trong kiệu.



Kiệu vua di chuyển đến Trai Cung, nơi là nơi vua trai giới thanh tịnh trước khi hành lễ.



 Hoàng hậu Nam Phương chụp hình kiệu vua Bảo Đại đi qua. Bà đi cùng với các con và cháu gái của mình.



 Hoàng hậu Nam Phương chụp hình kiệu vua Bảo Đại đi qua. Bà đi cùng với các con và cháu gái của mình.



 Dân chúng đứng rất đông bên đường để xem đoàn rước kiệu vua Bảo Đại đi qua. 



 Cận cảnh kiệu vua Bảo Đại và đoàn tùy tùng. 



 Ban nhạc dân tộc tại lễ tế ở Đàn Nam Giao năm 1935.



 Khoảng sân nơi diễn ra các nghi lễ ở đàn Nam Giao.



 Đông đảo quan khách tập trung ở Đàn Nam giao để chứng kiến buổi lễ.



 Các chức sắc trong buổi lẽ tế.
 
 Dàn nhạc cổ truyền tại Đàn Nam Giao.



 Lễ tế thời xưa ở Đàn Nam Giao.



 Các chức sắc trong buổi lẽ tế.

 
  Bức trường với các vì sao trong những ngày tế lễ tại Đàn Nam Giao.




 Những người lính khiêng lá cờ có thêu hình các chòm sao dùng để tế lễ.



 Voi dẫn đầu đoàn xa giá của vua Bào Đại ở Hoàng thành Huế vào ngày làm lễ tế đàn Nam Giao, 15/3/1933.



 Vua Bảo Đại thực hiện nghi thức ở Trai Cung.



 Vua Bảo Đại rời khỏi đàn Nam Giao.



Vua Bảo Đại ở trên đàn Nam Giao, sau lưng là các chức sắc và quan khách, trong đó có nhiều người phương Tây.




 Vua được đưa ra kiệu để về Hoàng thành.



Các chức sắc và binh lính rời đàn Nam Giao sau buổi lễ tế.




Vua Bảo Đại trở về cung cấm ở Hoàng Thành, ngày 16/3/1933.



Lễ tế đàn Nam Giao thời vua Khải Định.


 Tế Đàn Nam Giao kiệu của vua rời Trai Cung để tới Đàn Nam Giao tế lễ.








 Voi chiến phục vụ đám rước di chuyển trên đường Đông Ba dọc bờ sông Hương. 



 Đoàn xa đi qua Ngọ Môn.



  Long tượng dẫn đầu đoàn ngự đạo hộ giá trong đám rước.




Cận cảnh kiệu vua. Có thể nhìn thấy khuôn mặt vua Khải Định sau ô cửa của kiệu.












Long tượng dẫn đầu đoàn ngự đạo hộ giá trong đám rước.



 Lế tế Giao năm 1939. Long tượng dẫn đầu đoàn ngự đạo hộ giá trong đám rước.



 Đoàn xa giá rời cổng thành để đến đàn Nam Giao nằm ở ngoại ô








Vệ binh hoàng gia cưỡi ngựa, cầm giáo, có nhiệm vụ bảo vệ trị an khi lễ tế được thực hiện.



 Kiệu vua tiến vào đàn Nam Giao.



 Binh lính cầm cờ phục vụ đám rước.



 Cổng đàn Nam Giao trước khi đám rước tới nơi.



 Khu vực dành cho quan khách phương Tây dự khán buổi lễ tế đàn Nam Giao.



Trên sân đàn tế Nam Giao trước khi lễ tế được tiến hành.



 Lối lên sân tế.  



 Các chức sắc trong buổi lẽ tế.



Các chức sắc trong buổi lẽ tế.



 Các chức sắc trong buổi lẽ tế.



 Ban nhạc ở đàn Nam Giao.



 Lễ tế đàn Nam Giao.



  Các bàn thờ sử dụng trong lễ tế đàn Nam Giao.



 Các bàn thờ sử dụng trong lễ tế đàn Nam Giao. 



Mỗi bàn thờ được phụ trách bởi một viên quan do triều đình phân công.



Đoàn vũ công bước ra sân tế.




Tòa Thanh Ốc, một khu nhà dạng lều trùm bằng vải xanh được dựng lên làm nơi đặt bàn thờ trời trong lễ tế đàn Nam Giao.



 Quan lại triều đình Huế làm lễ tại Đàn Nam Giao, Huế.








 Trâu được mổ để thiết đãi những người tham gia lễ tế.



 Trâu được mổ để thiết đãi những người tham gia lễ tế ở khu vực Trai Cung.



  Trâu được mổ để thiết đãi những người tham gia lễ tế ở khu vực Trai Cung.




Trâu, dê và lợn được xẻ thịt để phục vụ lễ tế ở khu vực Thần Trù, Đông Bắc đàn Nam Giao. 


No comments

Theme images by rion819. Powered by Blogger.