-->

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Xử tử Giáo sĩ thời Nguyễn

 

Xử Tử Giáo Sĩ Thời Nguyễn





Từ thời vua Gia Long tuy có mối giao hảo tốt với phương Tây đặc biệt là Pháp, nhưng vua Gia Long vẫn thấy nguy cơ về mất chủ quyền mỗi khi cơ hội đến với phương Tây thông qua con đường bảo vệ đạo Thiên chúa nên ông căn dặn người kế vị (Minh Mạng) không nên đối xử phân biệt giữa các đạo Nho, Phật, Thiên chúa giáo. Việc khủng bố tôn giáo sẽ là nguyên nhân dẫn đến các biến động xã hội và gây ra thù oán trong nhân dân; đôi khi làm sụp đổ cả ngôi vua.

Đối với người Công Giáo, thì trong lịch sử bắt đạo ở Việt Nam, cuộc bắt đạo dưới thời vua Minh Mệnh là nổi bật về thái độ thù ghét đạo Công Giáo hơn cả và là cuộc bắt đạo tàn bạo và rất khoa học

Trước thái độ suy tôn một Thiên Chúa của người Công Giáo và coi Vua chỉ ở bậc thứ nhì. Vua Minh Mệnh coi đạo Công Giáo do ngoại nhân đem vào là một xỉ nhục cho quốc gia, một tai họa cho dân chúng. Với vua Minh Mệnh, trong nước không thể có hai vua cũng như không thể có hai tôn giáo, đã có Nho Giáo rồi thì không thể có đạo Thiên Chúa thờ Chúa trời đất.
 

Dưới thời vua Minh Mạng ông cho xử tử rất nhiều giáo sĩ. Việc bắt và xử tử giáo sĩ đến thời vua Thiệu Trị có phần ít hơn, cho lãnh án “trảm giam hậu” (tội chết nhưng giam đợi xét), rồi cuối cùng cũng được trả tự do. Nhưng tới thời vua Tự Đức giáo sĩ lại bị xử tử bắt giam rất nhiều, nhất là trong giao đoạn Chiến tranh Pháp-Đại Nam.


Bản đồ truyền giáo vùng Thượng du Bắc Kỳ thuộc Giáo phận Tây Đàng Ngoài.

 

Đền thờ các Thánh tử đạo ở Sơn Tây.



Toàn cảnh thị trấn Hưng Hóa, thủ phủ của hội Truyền giáo vùng Thượng du Bắc Kỳ.


 
Cuộc tử vì đạo của cha Pierre Lê Tùy tại Nghệ An ngày 11/10/1833.

 
Cuộc tử vì đạo của cha Marchand Du tại Huế ngày 30/11/1835.

 

 
Cuộc tử vì đạo của cha Marchand Du tại Huế ngày 30/11/1835.


Cuộc tử vì đạo của cha Jean-Charles Cornay Tân tại xứ Đoài (tức Sơn Tây) ngày 20/09/1837.
 




Cuộc tử vì đạo của cha Jean-Charles Cornay Tân tại xứ Đoài (tức Sơn Tây) ngày 20/09/1837.


 

 

 Cuộc tử vì đạo của cha François Xavier Nguyễn Cần ở Kẻ Chợ (tức Hà Nội) ngày 26/11/1837.


 
Cuộc bắt bớ và giải thầy Pierre Nguyễn Khắc Tự, cha Vincent Nguyễn Thế Điểm và giám mục Pierre Dumoulin Borie Cao tới Quảng Bình ngày 27/07 và 31/07/1838.
 



Cuộc tử vì đạo của các ông Michel Nguyễn Huy Mĩ, Antoine Nguyễn Đích và cha Jacques Đỗ Mai Năm tại Nam Định ngày 12/08/1838.
 



 
Cuộc bắt bớ và giải thầy Jean-Baptiste Đinh Văn Thanh, thầy Pierre Nguyễn Văn Hiếu và cha Pierre Phạm Khắc Khoan tới Ninh Bình ngày 24/08/1838.


Cuộc tử vì đạo của giám mục Pierre Dumoulin-Borie Cao ngày 24/11/1838 tại Đồng Hới.


Cuộc tử vì đạo của giám mục Pierre Dumoulin-Borie Cao ngày 24/11/1838 tại Đồng Hới.


Pierre Dumoulin-Borie Cao (1808 – 1838)
 



Chiếc gông cùm thánh Pierre Dumоulin-Borie Cao, bị hành quyết tại Đồng Hới năm 1838, bày trong Phòng tưởng niệm những người tử vì đạo tại Hội Thừa sai Paris.

 

 
Cuộc tử vì đạo của các cha Paul Nguyễn Văn Mĩ, Pierre Trương Văn Đường, và Pierre Vũ Văn Truật tại Sơn Tây ngày 18/10/1838.


Cuộc tử vì đạo của các cha Paul Nguyễn Văn Mĩ, Pierre Trương Văn Đường, và Pierre Vũ Văn Truật tại Sơn Tây ngày 18/10/1838.

Cuộc tử vì đạo của các cha Paul Phạm Khắc Khoan, Pierre Nguyễn Văn Hiếu và Jean-Baptiste Đinh Văn Thanh tại Vân Sàng – Ninh Bình ngày 28/04/1840.


Cuộc tử vì đạo của ông Antoine Nguyễn Hữu Quỳnh và thầy Pierre Nguyễn Khắc Tự tại Quảng Bình ngày 10/07/1840.


Cuộc tử vì đạo của cha Pierre Phạm Khanh tại Hà Tĩnh ngày 12/07/1842.


 
 
Cuộc tử vì đạo của cha Augustin Schoeffler Đông tại Sơn Tây ngày 1/05/1851.





 
Cuộc tử vì đạo của cha Jean-Louis Bonnard Hương tại Vĩnh Trị ngày 1/05/1852.





Cuộc tử vì đạo của cha Jean-Louis Bonnard Hương tại Vĩnh Trị ngày 1/05/1852.


 
 
Thánh Gioan Hương (Jean Louis Bonnard) sinh năm 1824 tại Saint Christo en Jarez, Pháp, Linh Mục Hội Thừa sai Paris, địa phận Tây Ðàng Ngoài. Bị xử trảm ngày 1/05/1852 tại Nam Ðịnh (khi 28 tuổi) dưới đời vua Tự Ðức. Được Giáo hoàng Lêô XIII phong Chân Phước ngày 27/05/1900 và được tuyên phong Hiển Thánh ngày 19/6/1988 bởi Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Lễ kính vào ngày 1/05.


 Thánh Gioan Ven (Jean Théophane Vénard) sinh năm 1829 tại St. Loup-sur-Thouet, Pháp; linh mục Hội Thừa sai Paris, địa phận Tây Ðàng Ngoài. Bị xử trảm ngày 2/02/1861 tại Ô Cầu Giấy (khi 32 tuổi) dưới đời vua Tự Ðức. Được Giáo hoàng Piô X phong Chân Phước ngày 2/05/1909 và được tuyên phong thánh ngày 19/6/1988 bởi Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Lễ kính vào ngày 2/2.


Ngôi nhà tại St Loup-sur-Thouet, nước Pháp, nơi thánh Théophane Vénard ra đời.


No comments

Theme images by rion819. Powered by Blogger.