-->

Rated 4.3/5 based on 9 votes

Viện Cơ Mật


Viện Cơ mật


Viện Cơ Mật hay Tam Tòa là nơi vua và các vị quan ''tứ trụ triều đình" bàn những việc hệ trọng của đất nước. Nằm ở góc đông nam bên trong Kinh thành cách bờ bắc sông Hương 300m về phía nam, qua cửa Thượng Tứ.Vì trong khuôn viên có 3 tòa nhà như thế, cho nên, trong dân gian Huế, người ta gọi chung đây là Tam Tòa.
 
Năm 1738, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã chọn nơi này để xây dựng thủ phủ Phú Xuân sau đổi tên là Chính Dinh, từ năm 1754 - 1775 thì gọi là Đô Thành Phú Xuân. Sau đó bị quân Trịnh chiếm đóng (1775-1786), sau thành kinh đô của triều đại Tây Sơn (1786-1801).

Năm 1802, vua Gia Long lên ngôi, mở ra một vương triều mới. Phú Xuân cũng bị san bằng và khu vực Tam Tòa hiện nay được dùng để xây chỗ ở cho Hoàng tử Đảm (vua Minh Mạng về sau).

Năm 1816, khi hoàng tử Đảm chuyển về đông kinh thành, nơi đây thành nơi ở của Hoàng tử Nguyễn Phúc Chẩn (em vua Minh Mạng), sau là Nguyễn Phúc Thiện Khuê - con trai trưởng của Nguyễn Phúc Chẩn.

Năm Minh Mạng thứ 20 (1839), khu đất này được lấy lại để xây chùa Giác Hoàng. Nơi đây còn là tiềm để của vua Minh Mạng lúc còn nhỏ. Khi vua Minh Mạng chuyển qua ở dinh Thanh Hoà, dinh cũ để lại làm phủ đệ của ông hoàng Thiệu Hoá (Nguyễn Phước Chấn), con thứ 9 vua Gia Long. Năm 1839 vua Minh Mạng lại cấp đất khác cho ông hoàng Thiệu Hoá, lấy khu tiềm để cũ của mình xây dựng chùa Giác Hoàng. Năm Thiệu Trị 3 (1843) vua làm bài vịnh "Giác Hoàng phạn ngũ" ca tụng chùa là một trong 20 cảnh đẹp đất thần kinh. Sau sự kiện 1885, pháo binh thực dân Pháp chiếm chùa Giác Hoàng làm doanh trại. Các tượng Phật, đồ thờ cúng chuyển qua chùa Diệu Đế.

Năm 1903 - toàn bộ chùa Giác Hoàng bị Pháp san bằng để xây dựng Viện Cơ Mật. Viện Cơ Mật lúc bấy giờ chia làm 3 khu vực chính, khu nhà chính gọi là Viện Cơ Mật, dãy nhà trái là Bảo tàng Kinh tế, dãy nhà phải là văn phòng của Hội Lý người Pháp. 
  
Hiện nay Trung tâm bảo tàng di tích cố đô Huế quản lý di tích Viện Cơ Mật và Viện Cơ Mật trở thành văn phòng của Trung tâm bảo tàng di tích cố đô Huế. Hiện còn có giếng Thanh Phương và cổng tam quan của Viện Cơ Mật là dấu vết của chùa Giác Hoàng xưa. 




Cổng Tam Quan của Viện Cơ Mật. Năm Minh Mạng thứ 20 (1839), khu đất này được lấy lại để xây chùa Giác Hoàng. Nơi đây còn là tiềm để của vua Minh Mạng lúc còn nhỏ.




Khi vua Minh Mạng chuyển qua ở dinh Thanh Hoà, dinh cũ để lại làm phủ đệ của ông hoàng Thiệu Hoá (Nguyễn Phước Chấn), con thứ 9 vua Gia Long. Năm 1839 vua Minh Mạng lại cấp đất khác cho ông hoàng Thiệu Hoá, lấy khu tiềm để cũ của mình xây dựng chùa Giác Hoàng.





Công trình kiến trúc hiện thấy ngày nay là cổng tam quan của Viện Cơ Mật cũ thuộc đợt xây cất năm 1899 đến 1903 thì hoàn thành.






Tượng binh đang quỳ trước Viện Cơ Mật. 
 Năm Thiệu Trị 3 (1843) vua làm bài vịnh "Giác Hoàng phạn ngũ" ca tụng chùa là một trong 20 cảnh đẹp đất thần kinh. Sau sự kiện 1885, pháo binh thực dân Pháp chiếm chùa Giác Hoàng làm doanh trại. Các tượng Phật, đồ thờ cúng chuyển qua chùa Diệu Đế.





Thiết vận xa M 113 án ngữ phía trước cổng Cơ Mật Viện tại Huế (chụp ngày 7/7/1972) trong sự kiện Mùa Hè Đỏ Lữa năm 1972 trong cuộc chiến tranh Việt Nam.




Năm 1903 - toàn bộ chùa Giác Hoàng bị Pháp san bằng để xây dựng Viện Cơ Mật. Bức bình phong và tòa nhà chính của Cơ mật viện.




Tấm bình phong và cổng Tam Quan nhìn từ phía trong.



Tấm bình phong trước Viện Cơ Mật.


Bức bình phong và tòa nhà chính của Cơ Mật Viện.


Bức bình phong và tòa nhà chính của Cơ Mật Viện.


Hình vẽ tấm bình phong trước Viện Cơ Mật




Tấm bình phong trước Viện Cơ Mật.




Viện Cơ Mật nơi vua và các vị quan ''tứ trụ triều đình" bàn những việc hệ trọng của đất nước.




Viện Cơ Mật lúc bấy giờ chia làm 3 khu vực chính, khu nhà chính gọi là Viện Cơ Mật, dãy nhà trái là Bảo tàng Kinh tế, dãy nhà phải là văn phòng của Hội Lý người Pháp.





Các quan chức đang họp ở bên trong Viện Cơ Mật.




Khu nhà chính gọi là Viện Cơ Mật.




 Viện Cơ Mật.


Viện Cơ Mật ngày nay. Tòa nhà chính và bức bình phong phần đã bị phá, phần còn lại đã biến dạng vì xây cất sau này.

No comments

Theme images by rion819. Powered by Blogger.